Bà Dorothee Bar, phó chủ tịch Nhóm nghị sĩ trung hữu trong Quốc hội Đức, vừa đề xuất nên ban hành một đạo luật, cho phép truy tố hình sự đối với hành vi mua dâm "bừa bãi" và bỏ qua hành vi bán dâm. Đồng thời, bà đề xuất gái mại dâm chỉ được nhận lương, không nhận tiền trực tiếp từ khách hàng.
Áp dụng lần đầu tiên ở Thụy sĩ năm 1999, mô hình này sau đó đã được triển khai tại nhiều nước khác, trong đó có Pháp vào năm 2016. Bà Dorothee Bar ủng hộ lệnh cấm mua dâm bừa bãi nhằm cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho phụ nữ hoạt động trong ngành công nghiệp này.
Nữ chính trị gia này cho biết hiện Đức có khoảng 250,000 gái mại dâm và là một trong những quốc gia có nhiều lao động tình dục nhất được đăng ký trong các tổ chức hoặc công ty kinh doanh.
Một người phát ngôn của Hiệp hội Công nghiệp tình dục ở Đức, tuyên bố rằng lệnh cấm trả tiền trực tiếp cho gái mại dâm sẽ khiến điều kiện làm việc của họ, vốn đã bấp bênh, càng trở nên tồi tệ hơn.
Từ khi đạo luật về mại dâm ban hành năm 2002, lao động tình dục ở Đức được xem như một nghề bình thường. Thời điểm đó, liên minh các đảng cầm quyền đã tìm cách cải thiện điều kiện cho người bán dâm, bằng cách cho phép họ đòi tiền lương và hưởng lợi từ các chương trình y tế, thất nghiệp và lương hưu.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khẳng định trên thực tế luật đã khiến công việc của bọn buôn người dễ dàng hơn. Những kẻ này coi phụ nữ nước ngoài đang hành nghề mại dâm là gái mại dâm tự do và có thể áp bức họ. Trong khi đó, việc đưa ra bằng chứng kết án bọn buôn người cực kỳ khó khăn. Trong nhiều trường hợp, người hành nghề mại dâm không chịu hợp tác với cảnh sát, nhất là những cô gái đến từ Romania và Bulgaria.
Nguồ: tuoitre