Theo Reuters dẫn dữ liệu của chính phủ Việt Nam, sau khi Trung Quốc kết thúc chính sách “Zero COVID” vào tháng 12 năm 2022, các công ty Trung Quốc đã đầu tư 45 dự án mới tại Việt Nam trong 50 ngày đầu năm 2023.
Các chuyên gia trong ngành cho biết, ngoài mức độ hấp dẫn cao, nhờ các hiệp định thương mại tự do và vị trí gần Trung Quốc, động lực khác dẫn tới động thái này là do chi phí lao động ngày càng tăng ở Trung Quốc, cùng với việc Hoa Kỳ gia tăng các hạn chế đối với thương mại liên quan đến công nghệ cao của Trung Quốc .
Michael Chan, Giám đốc cấp cao bộ phận cho thuê của tập đoàn bất động sản BW Industrial Development, cho biết: “Việc các công ty Trung Quốc tìm hiểu về đầu tư sản xuất tại Việt Nam đã tăng theo cấp số nhân trong quý cuối cùng của năm ngoái. Đầu tư cũng tăng lên đáng kể”.
Việc rời đi của Foxconn và Luxshare, các công ty lắp ráp thiết bị cho các tập đoàn nước ngoài lớn như Samsung, Canon và Apple, đã góp phần mở rộng nhanh chóng các cụm công nghiệp trong các lĩnh vực đa dạng như điện thoại thông minh và máy in ở Việt Nam.
Theo tính toán của chuyên gia thương mại David Dollar, thuộc Viện Brookings của Hoa Kỳ, dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Phát triển Châu Á, thì nguồn cung cấp cho nhiều công ty ở Việt Nam vẫn chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Các công ty nhỏ cung cấp vật tư và dịch vụ cho các tập đoàn lớn, hiện chiếm phần lớn trong số các công ty Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam.
Nhìn chung, các công ty Trung Quốc đã tăng gấp ba lần chi tiêu cho các địa điểm xây dựng mới ở Việt Nam trong năm nay, lên 250 triệu mỹ kim so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu chính thức cho thấy, con số này chỉ đứng sau đầu tư từ Singapore và cao hơn cả Nam Hàn và Nhật Bản, vốn lâu nay là các nhà đầu tư lớn.
Nguồn: dkn